Do đó, nhà em đã lên mạng tìm hiểu và nhận được thông tin rất đầy đủ. Em nghĩ cũng có nhiều người bị ung thư đang thắc mắc về vấn đề này, nhất là những ai gia cảnh kinh tế còn đang khó khăn nên chia sẻ lên đây cho mọi người cùng xem nhé!
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
1/ Mắc bệnh ung thư có được cấp thẻ BHYT không?
Phạm vi được phép tham gia BHYT là tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Bảo hiểm triển khai theo 2 hình thức là bắt buộc và tự nguyện. Người mắc bệnh ung thư không trong nhóm đối tượng được nhà nước cấp phép BHYT mà vẫn phải tự mua.
2/ Bảo hiểm Y tế có chi trả điều trị ung thư không?
Cho tới thời điểm này, Nhà nước vẫn chưa ban hành chế độ bảo hiểm y tế riêng cho việc khám chữa đối với bệnh nhân bị ung thư. Do đó, người bị bệnh ung thư vẫn chỉ được hưởng quyền lợi BHYT như các bệnh thông thường, mức chi trả đã được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế.
Trong đó, chỉ có quy định về mức chi trả đối với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến và mức chi trả đối với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.
– Khám chữa đúng tuyến:
100% phí chữa bệnh đối với các đối tượng nằm trong các điểm a, d, e, g, h và I theo khoản 3 điều 12 của luật bảo hiểm.
100% chi phí chữa bệnh với các trường hợp khám bệnh với mức phí thấp hơn mức quy định và khám bệnh tại tuyến xã.
100% số tiền khi người bệnh tham gia bảo hiểm y tế trong 5 năm trở lên, số tiền chi trả chữa bệnh trong năm không nhỏ hơn 6 tháng lương cơ sở.
90% chi phí khám với đối tượng thuộc điểm a khoản 2 và khoản 4, điểm k khoản 3.
80% số tiền khám với những đối tượng còn lại.
– Khám chữa trái tuyến:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020;
100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước
Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Ảnh minh họa (Internet)
3/ Từ 2019, BHYT hỗ trợ thanh toán thuốc điều trị ung thư
Theo thông tư 30/2018/TT-BYT quy định thanh toán đối với các thuốc điều trị ung thư như sau:
– Thuốc chỉ được sử dụng để điều trị ung thư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng điều trị ung thư
– Phải do bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn là ung bướu hoặc huyết học truyền máu chỉ định.
– Người bệnh bị ung thư có sử dụng thuốc Doxorubicin đường tiêm, dạng liposome; thuốc Erlotinib đường uống; thuốc Gefitinib đường uống; thuốc Sorafenib đường uống trước ngày 1/1/2015 và còn sử dụng sau ngày 1/1/2019, sẽ tiếp tục được thanh toán với tỷ lệ 100%.
– Đối với người bệnh bị ung thư sử dụng thuốc Everolimus, đường tiêm, uống; thuốc L-asparaginase erwinia đường tiêm; thuốc Paclitaxel đường tiêm, dạng liposome và dạng polymeric micelle trước ngày 1/12019 và còn sử dụng sau đó; hoặc thuốc Sorafenib đường uống sau ngày 1/1/2015 và còn sử dụng sau ngày 1/1/2019, sẽ tiếp tục được Quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT.
Quy định này áp dụng trong các trường hợp:
– Sử dụng cho đến hết liệu trình điều trị (từ thời điểm khi người bệnh được chẩn đoán xác định, bắt đầu điều trị đến kết thúc điều trị).
– Sau khi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh chuyển sang cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc này nhưng vẫn trong liệu trình điều trị (trừ trường hợp điều trị ngoại trú trái tuyến).
– Người bệnh điều trị bệnh tạm ổn và dừng điều trị, khi tái phát, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đã điều trị.
– Trong quá trình điều trị, người bệnh không đến khám lại đúng hẹn, điều trị thuốc không liên tục.
– Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Erlotinib, đường uống có tác dụng phụ hoặc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hết thuốc, bác sĩ chỉ định chuyển sang thuốc Gefitinib, đường uống và ngược lại (chuyển đổi từ thuốc Gefitinib, đường uống sang thuốc Erlotinib, đường uống).
Bên cạnh đó, thông tư 30/2018/TT-BYT còn quy định thanh toán đối với một số thuốc như các dạng đồng phân hóa học khác hoặc các dạng muối khác của hoạt chất (trừ vitamin và khoáng chất) có trong Danh mục thuốc tại Phụ lục 01 đều được Quỹ BHYT thanh toán nếu có cùng chỉ định với dạng hóa học hay tên thuốc ghi trong Danh mục thuốc.
Nguồn: Tổng hợp